Nhiều cha mẹ đã dùng các biện pháp cực đoan để ngăn cấm trẻ.
Tiến sĩ Suzanne Gaskins, người đã nghiên cứu các ngôi làng Maya trong nhiều thập kỷ kết luận rằng, cha mẹ Maya đã cho con cái họ sự tự do vô cùng lớn. Thay vì mục tiêu học tập được thiết lập bởi phụ huynh, trẻ Maya tự đưa ra mong muốn của mình.
Hầu hết các trường học ở Mỹ và phương Tây, trẻ em ít được tự đưa ra quyết định. Mọi mục tiêu học tập đều được lên kế hoạch bởi người lớn.
Vậy cha mẹ nên làm gì?
Thay vì đưa ra nguyên tắc, các ràng buộc với việc sử dụng thiết bị công nghệ của trẻ, cha mẹ nên để con trẻ tự hiểu ranh giới của mình. Mục tiêu là để chúng hiểu vì sao nên hạn chế thời gian nghịch điện thoại, chơi điện tử. Cha mẹ càng để con có thể tự quyết định, chúng càng lắng nghe những lời khuyên răn từ cha mẹ.
2. Công nhận năng lực của trẻ
Hãy thử nghĩ về những gì bạn làm rất giỏi, ví dụ như nấu ăn ngon hay lùi đỗ xe chuẩn xác trong khoảng không gian hẹp. Những việc nhỏ bé đó khiến bạn trở nên tự tin, nghĩ mình là một kẻ chiến thắng và thực sự khiến bạn thành công hơn trong cuộc sống.
Nhưng thật không may, niềm vui của sự tiến bộ là thứ xa xỉ đối với trẻ em ngày nay. Nguyên do là cha mẹ chỉ chăm chăm nhìn vào những gì trẻ làm không tốt, ví dụ như kết quả thi học kỳ chẳng hạn. Chúng ta đã quên rằng mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau.
Một đứa trẻ có kết quả học tập kém, không tìm được sự ủng hộ của cha mẹ, chúng có thể thất vọng về bản thân mình, không chịu cố gắng thêm nữa. Một số trong đó tìm đến trò chơi điện tử để thỏa mãn ước mơ tiến bộ và việc được công nhận của bản thân.
Các công ty sản xuất trò chơi điện tử rất hiểu tâm lý này. Họ xây dựng cấp bậc, phân loại các nhiệm vụ từ dễ đến khó cho người chơi. Mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, họ luôn đưa ra các lời khen và động viên. Chính điều này khiến trẻ đam mê, lún sâu hơn vào thế giới ảo.
Vậy cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào kết quả học tâp, năng lực thể thao của con cái. Thay vì thế, hãy trò chuyện với con nhiều hơn và khuyến khích chúng theo đuổi điều mình thích. Bằng cách đó, trẻ nhỏ thấy bản thân được công nhận ở thế giới thực, không cần thêm “sự công nhận” từ các nguồn khác nữa.
3. Sự quan tâm
Giống như người lớn, trẻ em luôn mưu cầu sự quan tâm và muốn trở nên quan trọng trong mắt người khác.
Nếu như trước kia, trẻ được phép chơi sau giờ học, xây dựng các mối quan hệ qua vui chơi thì ngày nay, do lịch học quá dày, sự bao bọc quá độ của cha mẹ khiến trẻ mất đi sự kết nối đó.
Thời gian vui chơi bên ngoài của trẻ ít đi khiến chúng phụ thuộc vào các trò chơi trực tuyến, ứng dụng kết bạn ảo. Đây chỉ là một cách để trẻ thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Vậy cha mẹ nên làm gì?
Hãy cho trẻ nhiều thời gian rảnh hơn để chúng kết nối với bạn bè ngoài đời thực. Đơn giản vậy thôi!
Trường Giang (Theo CNBC)
Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Thay vì ra lệnh và quát mắng, một sự lựa chọn hấp dẫn và có tính thuyết phục có thể khiến trẻ nghe lời ngay tức khắc.
" alt=""/>3 'chìa khoá'ngắt cơn “nghiện” điện thoại, máy tính của trẻ![]() |
Trường Mầm non Phú Lộc |
![]() |
Khu vực nhà bếp Trường Mầm non Thu Lộc nơi phụ huynh bị vật liệu rơi vào đầu |
Theo đó, chiều ngày 11/12, anh Nguyễn Sỹ T. (trú tại thôn Hồng Sơn, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc) cùng 29 phụ huynh của học sinh khối 4 tuổi đến Trường Mầm non Phú Lộc tổ chức lao động theo kế hoạch đã thống nhất từ đầu năm.
Khoảng 15h chiều cùng ngày, khi anh T. đang tháo dỡ tại một bếp ăn cũ thì bị một khối vật liệu trên tường bất ngờ rơi trúng đầu.
Phát hiện sự việc, nhà trường cùng cán bộ UBND xã Phú Lộc nhanh chóng đưa anh T. đến bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu.
Qua chẩn đoán ban đầu, anh T. bị chấn thương vùng đầu và rạn vùng xương chậu. Chiều cùng ngày người nhà đã chuyển anh T. ra Hà Nội cấp cứu.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Lộc Trần Thị Hằng cho biết, buổi lao động gồm các công việc dọn dẹp và chăm sóc cây cảnh, một số phụ huynh được cắt cử tháo dỡ bếp ăn cũ đã xuống cấp của nhà trường.
Trong quá trình tháo dỡ, những phụ huynh tham gia không được trang bị các phương tiện bảo hộ đảm bảo an toàn.
“Đây là sự việc đáng tiếc, xảy ra ngoài ý muốn. Phía nhà trường đã tạm dừng việc tháo dỡ khu vực bếp ăn và hỗ trợ 10 triệu đồng cho phụ huynh” – bà Hằng nói.
Lãnh đạo xã Phú Lộc cho hay, hàng năm phụ huynh tham gia lao động cùng nhà trường là chuyện bình thường nhằm giảm chi phí thuê nhân công. Tuy nhiên, nếu nhà trường đảm bảo đúng quy trình thì sẽ không xảy ra vụ tai nạn cho phụ huynh.
“Rất nhiều năm nay các trường tại địa phương đều phối hợp với phụ huynh tổ chức các buổi lao động, dọn dẹp vệ sinh trong khuôn viên trường, tuy nhiên đây là lần đầu tiên tại địa phương xảy ra sự việc đáng tiếc kể trên” – lãnh đạo xã Phú Lộc nói.
Lê Minh
Một mảng vữa trần lớn tại phòng học Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đã bất ngờ rơi xuống khi học sinh đang ngồi học khiến 3 em bị thương.
" alt=""/>Phụ huynh chấn thương nặng khi lao động công ích tại trường mầm nonTrên thực tế, nhiều địa phương đã tiến hành các hoạt động chăm lo cho người cao tuổi đều đặn, thường xuyên. Trong đó, TPHCM là địa phương đi đầu hoạt động khám sức khỏe miễn phí cho tất cả người cao tuổi trong năm 2024.
Năm 2023, UBND TPHCM ban hành kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong giai đoạn 2024 - 2025. Thành phố sẽ chi gần 150 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có), giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống.
Sở Y tế TPHCM cho biết tới tháng 9/2024, hơn 230.000 người cao tuổi trên địa bàn thành phố được khám sức khỏe, chiếm tỷ lệ 19,5%. Riêng trong tháng 8 có hơn 50.000 người thăm khám.
Qua báo cáo của các quận, huyện, tính đến ngày 31/8, có 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe cao nhất là: Bình Chánh (47,8%); Cần Giờ (45,8%); Quận 11 (30,8%); Phú Nhuận (28,7%); Quận 4 (26,9%).
Trong khi đó, thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các cấp Hội người cao tuổi phối hợp với các Trung tâm y tế, bệnh viện và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe, phấn đấu 100% người cao tuổi trên địa bàn được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe.
Theo thống kê vào tháng 3, Hà Nội có hơn 1 triệu người cao tuổi. Thành phố thực hiện trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho gần 80.000 người cao tuổi có công với cách mạng; trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 83.000 người.
Thời gian tới, thành phố rà soát đầu tư, cải tạo nâng cấp các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và Trung tâm bảo trợ xã hội; hoàn thành việc sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có người cao tuổi. Đồng thời, tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phấn đấu 100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% người từ 70 tuổi trở lên chưa có thẻ bảo hiểm y tế.